Bệnh suyễn Yokkaichi Bốn căn bệnh ô nhiễm chính của Nhật Bản

Yokkaichi là một thành phố nẳm ở trung tâm của Nhật Bản thuộc tỉnh Mie; được biết đến như là “thị trấn dầu mỏ” khi mà thành phố này sản xuất ra gần như toàn bộ một phần tư số lượng dầu mỏ của Nhật Bản.[9] Nhà máy lọc dầu đầu tiên đã được xây ở khu vực này từ năm 1955[10] và sau khi nhà máy được xây dựng, rất nhiều các căn bệnh về hô hấp đã xảy ra trong thành phố và các quận lân cận.

Nguyên nhân của bệnh suyễn Yokkaichi

Ở giữa thành phố là trạm phát điện bằng dầu và nhà máy lọc dầu lớn nhất của Nhật Bản vào thời điểm đó. Không may là trạm lọc dầu này đã không được trang bị với các máy móc có thể làm giảm lượng phát xạ lưu huỳnh dioxit trướng khi xả vào không khí. Vào đầu những năm 1960, các căn bệnh về đường hô hấp bắt đầu bùng phát trong dân cư bình thường của Yokkaichi và các vùng lân cận. Sự gia tăng các vấn đề hô hấp này đã được gọi riêng là bệnh xuyễn Yokkaichi. Dạng bệnh xuyễn này đã rất phổ biến ở Yokkaichi – nhiều đến mức mà thực tế có 5-10% số dân cư 40 tuổi ở Yokkaichi đã bị ghi nhận là mắc bệnh viêm mãn tính cuống phổi, trong chỉ có ít hơn 3% là ghi nhận mắc cùng căn bệnh này ở những khu vực không bị ô nhiễm.[11]

Hệ thống trợ cấp cho bệnh suyễn Yokkaichi

Để giúp đỡ rất nhiều nạn nhân của căn bệnh này, một hệ thống trợ cấp công cộng cho tình trạng ô nhiễm không khí đã được thiết lập vào năm 1965. Hệ thống này quy định rằng tất cả những người dân trong khu vực Yokkaichi mà đạt những tiêu chuẩn sau sẽ được nhận bồi thường từ chương trình:

1.   Mắc các căn bệnh đã được quy định như là bệnh xuyễn cuống phổi, bệnh viêm cuống phổi, bệnh viêm phổi khí thũng, và các trường hợp phức tạp khác.

2.   Nằm trong khu vực quy định nơi mà sự xuất hiện của các bệnh này đã tăng cao.

3.   3 năm sống ở khu vực.

Ngày nay, có rất nhiều các bộ luật đã quy định lượng khí thải lưu huỳnh dioxit mà một nhà máy có thể thoát ra vào không khí. Những bộ luật này đã giúp giữ cho thảm hoạ của Bệnh suyễn Yokkaichi không xảy ra lần nào nữa trong biên giới của đất nước mặt trời mọc này.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bốn căn bệnh ô nhiễm chính của Nhật Bản http://www.accessscience.com/studycenter.aspx?main... http://www.csa.com/discoveryguides/mercury/review5... http://www.nytimes.com/1997/07/30/world/japan-call... http://www.readcube.com/articles/10.1186/1476-069X... http://archive.unu.edu/unupress/unupbooks/uu35ie/u... http://www.env.go.jp/en/chemi/hs/minamata2002/inde... //dx.doi.org/10.1525%2Fsp.1998.45.1.03x0156z http://soshisha.org/english/10tishiki_e/10chishiki... http://www1.wlsh.tyc.edu.tw/~globalschoolnet/a6.ht... https://www.jstage.jst.go.jp/article/indhealth1963...